Animation CSS3

[tintuc]

Truy cập Group DỮ LIỆU Y HỌC và Like, Share, Đánh giá Fanpage DỮ LIỆU Y HỌC TRỰC TUYẾN để nhận được nhiều tài liệu mới nhất nhé



KINH NGHIỆM HỌC TẬP DÀNH CHO SINH VIÊN Y2

Mọi người đọc tham khảo nha......

1. Hóa sinh
- Hệ số: 5.
- Tài liệu: sách của bộ môn (nên mua photo), ppt thầy cô cho (chủ yếu); Sách YD viết rất đầy đủ, cặn kẽ, chuyên sâu, nhưng dài và nhiều nội dung không thi nên chỉ nên tham khảo.
- Cách học:
+ Lý thuyết: môn này được học từ đầu năm và kéo dài tới Tết, thường sẽ thi khi nghỉ Tết vào ( chiến lược của nhà trường) mọi năm đây là môn sát thủ nhưng không hiểu sao năm vừa rồi bộ môn cho lại đề cũ rất nhiều nên rớt ít. Các bạn sẽ được học các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Kiến thức nhiều, khá dễ hiểu nhưng rất khó nhớ, chủ yếu là học các giai đoạn, các phản ứng, chất tham gia, sản phẩm, đặc biệt là các enzyme (suốt ngày cứ -ase rồi -tase). 1 số con đường chuyển hóa rất dài, nhiều sản phẩm trung gian, nhiều enzyme xúc tác. Chắc chắn bạn không thể nào học hết được, vì có học hết cũng vô bổ. Kinh nghiệm bản thân là các bạn học những sản phẩm, enzyme quan trọng, những chất có liên quan đến các chu trình khác, liên quan đến lâm sàng, ứng dụng. Mấu chốt là phải đi học giảng đường những bài quan trọng (hóa học, chuyển hóa Glucide, Lipide, Protide, Hb) vì khi giảng, GV thường nhấn mạnh trọng tâm chính là những nội dung thi, những phần khác người ta thường lướt qua. Tuy nhiên, có 1 số tiết không cần đi học ( thường là những thứ liên quan tới acid nucleic và gen ) vì những kiến thức này rất khó, có nghe cũng không hiểu, và thường ra thi rất ít ( vô năm hỏi các bạn Y3 để bik nên cúp tiết nào  ). Các bạn chủ yếu học trong ppt thầy cô cho, vì thường ra thi những thứ trong ppt. Sách trường mình viết khá khó hiểu và thường không đầy đủ. Đặc biệt mình khuyên các bạn nên đi học các tiết của cô Hà vì cô giảng hay, dễ hiểu, chú trọng điểm chính, nhiệt tình trả lời thắc mắc và cũng dễ thương, hay kể chuyện này nọ ( nhớ nhất là chuyện cô chỉ cách giảm cân  )  Nếu các bạn nắm vững hóa sinh thì sinh lý và hóa sinh lâm sàng các bạn sẽ đỡ được rất nhiều.
+ Thực tập: gần như độc lập với lý thuyết, không cần nắm lý thuyết, chỉ cần đọc phần tóm tắt đầu mỗi bài thực tập là có thể nắm được vấn đề và thực tập dễ dàng. Các bạn sẽ được làm các phản ứng định tính và định lượng, chủ yếu là tập thao tác sử dụng pipettor và dùng máy đo quang để kết quả sai số ít (+/- 10%) và làm quen khi thi, không làm báo cáo. Tùy GV đứng lớp mà cách học, thời gian học sẽ khác nhau.
- Thi:
+ Lý thuyết: đề thi 60 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn. Năm mình ra lại gần như 50 câu của đề năm trước và thêm 10 câu mới, nên rớt ít, điểm cao khá nhiều so với mọi năm.
+ Thực tập: cách thức thi kỳ lạ  đến lúc thi các bạn sẽ được phổ biến kỹ. Thi gì mà nguyên đám thực tập chung buổi thi chung với nhau luôn ( hỏi bài trao đổi bài thoải mái  ). 1 câu định tính, 1 câu định lượng, 1 câu hỏi phụ. Làm và trình bày vào giấy. Thường sẽ dư giờ. Quan trọng là các bạn phải tuân thủ nội quy thi (vi phạm trừ điểm khá nặng) và đo nồng độ phải sai số càng ít càng tốt (+/- 10%), vì nếu sai nhiều sẽ rớt và phải thi lại. Điểm thực tập không ảnh hưởng điểm học phần, nhưng đậu thực tập là điều kiện tiên quyết để thi lý thuyết, rớt thực tập => lý thuyết lần 1 = 0.
2. Mác Lê
- Hệ số: 5.
- Tài liệu: giáo trình của Bộ và ppt của thầy cô cho.
- Cách học: môn này chắc không cần nói nhiều ai cũng hiểu  vậy nên bộ môn sẽ điểm danh, mỗi buổi 0,5 điểm, 6 buổi 3 điểm và tính vào điểm cuối cùng ( mình nghĩ là bài thi max 7đ + điểm danh max 3đ = 10đ, nhưng cách tính chính xác thì mình không biết ). Nên đọc ppt hơn là đọc sách, vì ppt thầy cô thường ngắn gọn và trọng tâm, thi chủ yếu những thứ trong ppt được gạch chân tô đậm đổi màu này nọ.
- Thi: thi giấy, đề thi cho giống những đề năm trước, nên luyện đề nhiều ( còn ai học được thì cứ học không ép  ). 100 câu trắc nghiệm, phần 2 có 10 câu ghép cặp, 40 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn, phần 3 có 40 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn. 2 bài toán, thường sẽ cho 1 bài dạng y như trong lúc dạy chỉ đổi số và 1 bài lạ (nhưng bạn nào chịu khó kiếm tài liệu và làm thì chắc chắn làm được). Mình thì không làm đc bài đó  Rớt ít nhưng điểm không cao lắm, đa số 7 8. Mọi năm điểm cao lắm nhưng năm nay chắc thầy cô siết 
3. Vi sinh
- Hệ số: 4.
- Tài liệu: sách của bộ môn (nên photo) và ppt của thầy cô cho.
- Cách học:
+ Lý thuyết: dài ôi thôi khỏi nói, mênh mông tràng giang đại hải... kiến thức không quá khó nhưng quá nhiều, dễ lộn con này với con kia, nhất là mấy tính chất sinh hóa với kháng nguyên này nọ... không nên đi học giảng đường vì rất buồn ngủ, GV đa phần cũng nói lại những thứ trong sách, có nói thêm ở ngoài thì cũng nằm trong ppt hết rồi. Môn này chỉ có cách là học thuộc thôi chứ không có mánh khóe nào hết, tên khoa học phải nhớ (nhưng chỉ cần nhớ sơ sơ để làm bài thi, ví dụ như Pseudomonas aeruginosa là trực khuẩn mủ xanh thì chỉ cần nhớ P.aeru gì đó là đc). Môn này vững thì sau này Nhiễm sẽ đỡ cực, nhưng quả thật là rất khó nhớ, đến lúc học Nhiễm thì chắc cũng quên gần hết.
+ Thực tập: đây là môn có các thao tác kính hiển vi tương tự như những môn khác nên sau này học Mô, Ký sinh sẽ đỡ bỡ ngỡ. Kiến thức chủ yếu là biết cách làm vài thao tác phòng thí nghiệm cơ bản, biết cách đọc kết quả xét nghiệm (rất quan trọng), nhận diện các loại vi khuẩn.
- Thi:
+ Lý thuyết: đây là bộ môn nhân đạo nhất trường (tại s thì nói trên đây k tiện), các bạn yên tâm, thi trắc nghiệm 100 câu, đề khó như trên trời rớt xuống, nhưng điểm sẽ rất cao, rớt ít. Không cho đề trùng mấy năm trc đâu nha  Năm sau thi máy nên không biết có còn chuyện nhân đạo xảy ra nữa không  . Nội dung thi chủ yếu là đại cương, bệnh học, lâm sàng, nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, xét nghiệm (chỉ học nguyên tắc, ví dụ con nào điều trị kháng sinh nào thì không hỏi). Hình thể ra không nhiều. Lụi đã tay.
+ Thực tập: nhớ không lầm thì là 50 - 60 câu chạy bàn, 20 giây 1 câu, thi đọc các kết quả xét nghiệm, định danh VK theo tính chất sinh hóa và hình thể, có hỏi lý thuyết thực tập (ví dụ vì sao vật kính x100 phải sử dụng dầu) và lý thuyết thuần túy liên quan (ví dụ con VK này thì nên làm xét nghiệm gì). Nếu không biết lý thuyết mà học thực tập chăm chỉ thì cũng dễ đậu. Mấu chốt là làm bài xong không được ngẩng đầu lên vì nghe đồn thấy ai ngẩng đầu lên là giám thị bấm chuông  Khi thi giữ đề sạch sẽ vì làm dơ đề sẽ trừ điểm toàn bộ ca thi (nghe nói chứ cũng không biết thực hư).
4. Ký sinh
- Hệ số: 4.
- Tài liệu: sách của bộ môn (nên photo) và ppt thầy cô cho.
- Cách học: kiến thức nhiều man rợ không kém Vi sinh. Chắc chắn phải đi học giảng đường vì thầy cô thường nói trọng tâm và những nội dung sẽ thi ( không ra hết những gì có trong sách đâu  , ai ỷ y ôm sách học thì cứ xác định là học dư nhé  ). Nội dung không khó hiểu nhưng nhiều, dễ nhầm lẫn các tính chất của những con cùng ngành với nhau. Học nên lập bảng so sánh các con với nhau để nhận ra sự khác biệt. Thực tập cũng không liên quan nhiều lý thuyết, 2 cái gần như độc lập, chủ yếu là tự định danh các KST dưới kính hiển vi (quan trọng vì điểm TT đa phần kéo LT lên).
- Thi:
+ Lý thuyết: nội dung trải đều, câu hỏi khó thường ở phần vi nấm. Nhiều câu hỏi lâm sàng. Thi chủ yếu là bệnh học, lâm sàng, chu trình phát triển và nguyên tắc chẩn đoán, điều trị (làm xét nghiệm gì, điều trị những ai...). Nhưng nếu chỉ cần học chu trình phát triển và bệnh học thì cũng có thể nắm khái quát những phần còn lại, nên ai chỉ học 2 nội dung trên thì chắc chắn sẽ đậu. Hình thể, điều trị rất ít. Có thi những bài thảo luận hoặc tự học ở nhà (nhưng rất ít). Thi 80 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn. Rớt LT nhiều.
+ Thực tập: cách thức thi riêng nên dài dòng, sẽ được nói rõ khi vào học. Chỉ thi định danh, không cần học lý thuyết. Đa số là bị sức ép thời gian và sai sót khi ghi tên khoa học. Thực tập bắt buộc phải học thuộc tên khoa học chính xác từng chữ cái, vì bạn sẽ phải ghi tên khoa học KST chính xác, sai bất kỳ gì cũng mất trắng điểm. Rất ít rớt TT.
5. Ngoại ngữ
- Hệ số: 4.
- Tài liệu: giáo trình của bộ môn ( photo sẵn r`  ), các bài tập, nhất là Reading và Vocabulary trên Moodle.
- Cách học: môn này rất dễ, không cần tốn nhiều sức. Không nên đi học giảng đường vì có thể tự học. Quan trọng là tự học, nhớ những từ ngữ chuyên ngành để ứng dụng nhiều sau này và tạo bước khởi đầu để tự học thêm nhằm đọc sách tiếng Anh. Đọc kĩ tất cả những thứ trong giáo trình, không nên bỏ bất kì thứ gì vì nội dung thi ra trong sách và Moodle hết 90%, nhưng đa số toàn ra những ngóc ngách mà SV thường bỏ qua. Nội dung cũng không quá nhiều nên các bạn yên tâm. ( Năm nay Y1 không học Ngoại ngữ, dồn qua năm Y2 năm sau nên chắc sẽ thay đổi nhiều ).
- Thi: không thi nói, không thi nghe ( Y1 mình có thi nghe ). Rớt ít, điểm cao, đa số 7, 8; 9 ít; không có 10.
+ Tự luận: viết 1 bài văn ngắn mô tả 1 cơ quan trong cơ thể, sử dụng những kiến thức trong giáo trình là đủ (vì GV chấm là GV Anh văn). Hành văn, chính tả, ngữ pháp càng chuẩn, càng academic thì điểm sẽ càng cao. Vì vậy nên học thuộc những đoạn nói về Structure và Function trong giáo trình.
+ Trắc nghiệm: rất dài, chủ yếu là làm không kịp giờ vì 2 bài đọc rất dài và rất nhiều từ mới, từ khó. Vì vậy cố gắng lấy điểm những phần còn lại có nội dung trong giáo trình và moodle. Tóm lại, chỉ cần siêng đọc trong giáo trình và moodle thì yên tâm điểm cao.
6. Sinh lý
- Hệ số: 3 cho mỗi học phần 1 & 2.
- Tài liệu: sách của bộ môn (nên photo), ppt của thầy cô; Nên tham khảo sách YD TPHCM và YHN.
- Cách học: đây là môn quan trọng, vì là 1 trong bộ đôi GP-SL cho mọi chuyên ngành Y học. Học Sinh lý để hiểu cơ chế, chức năng, cách thức vận hành của cơ thể. Do đó, môn này sẽ dính líu đến rất nhiều môn khác như là Giải phẫu, Sinh học tế bào, Miễn dịch, Hóa sinh, Mô. Nếu bạn nắm vững Giải phẫu, Sinh học tế bào, Hóa sinh, Mô thì bạn sẽ dễ thở ở Sinh lý. Không nên đi học giảng đường vì GV đa số nói lại những thứ trong sách. Chủ yếu là tự học, tự đọc sách là đủ. Nội dung thi gói gọn trong sách trường mình. Tuy nhiên, nên đọc sách tham khảo vì sách trường mình viết rất khó hiểu, nhiều lỗi, chép gần như y nguyên sách YD mà lại cắt xén bớt  . Đọc sách YD để hiểu rõ và đầy đủ hơn. Nên luyện đề, năm nay thi giấy, ra trùng rất nhiều câu. Thực tập thì chủ yếu học cách đọc kết quả, các thao tác không quan trọng. Có giết ếch 
- Thi:
+ Thực tập: khó vì dễ bấn loạn trong phòng thi. Câu hỏi không khó nhưng chắc chắn bạn sẽ làm nhầm lẫn và đọc sai nhiều do thời gian khá gấp (nhớ k lầm thì 30 câu, 1 bàn 3 câu hỏi trong 1 phút 15 giây). Sợ nhất mấy câu đọc ECG với hô hấp ký. Có hỏi lý thuyết trong sách thực tập, không hỏi lý thuyết thuần túy. Học kĩ điểm không cao  Học không kĩ điểm thấp. Ít rớt.
+ Lý thuyết: cứ mỗi chương bạn học là 20 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn. Điểm khá ảo tung chảo. Điểm sinh lý 1 là lấy điểm LT SL1 và TT, mình không nhớ hệ số. Điểm sinh lý 2 thì lấy điểm LT SL2. Thi nội dung trong sách trường mình. Nên luyện nhiều đề YD.
7. Mô
- Hệ số: 3.
- Tài liệu: sách trường mình ( nên mua gốc ), ppt thầy cô cho.
- Cách học: nên đi nghe giảng, vì thường ra thi những thứ thầy cô giảng thêm ở ngoài và nhấn mạnh. Nắm kỹ Mô sẽ giúp ích cho Phôi năm 2 và Giải phẫu bệnh năm 3. Nên học kỹ ppt vì nội dung thi nằm nhiều trong ppt của mỗi GV (ai dạy sao ra thi vậy). Thực tập thì chủ yếu là định danh, không liên quan nhiều lý thuyết, nhưng nếu nắm lý thuyết thì sẽ dễ nhớ và tự suy luận được hình ảnh trên tiêu bản. Lúc thực tập nên hỏi GV nhiều. Ngoài ra thường thiếu lam nên nhớ san sẻ cho nhau giùm cái ( vấn đề này mình rất bức xúc  ).
- Thi:
+ Lý thuyết: trắc nghiệm 60 câu 4 lựa chọn. Đề khó, gài nhiều, phải học bài kỹ mới mong điểm cao. Kiến thức ở ngoài nhiều. Tùy GV dạy bài nào mà có cách ra thi khác nhau: thầy Tuấn thường cho lâm sàng và những câu thầy hỏi khi dạy, cô Thảo thường cho những câu hỏi cô hỏi trong lúc dạy và câu hỏi hình ảnh, cô Hiền thường cho câu hỏi tổng hợp, thầy Toại thường hỏi những thứ thầy không dạy và lý thuyết thuần túy ở mức độ cao cấp 
+ Thực tập: thi như chạy giặc  50 câu 15 phút (18 giây 1 câu). Trắc nghiệm 4 lựa chọn cho mỗi hình. Đề không quá khó, điểm khá cao nhưng không như mong muốn (do bị gài hàng nhiều).
8. LT TCH Nội
- Hệ số: 3.
- Tài liệu: 1 trong 5 chuyên ngành lớn nên tài liệu rất nhiều. Thi chủ yếu trong sách của trường mình (nên photo), nhưng nên tham khảo nhiều sách của YD, YHN và nên tham khảo luôn Bệnh học của Y3.
- Cách học: môn này nếu nói thì rất dài, nên mình cũng chỉ nói những điểm chính, các bạn vô học nên hỏi thêm Y trên để có nhiều kinh nghiệm hơn.
+ Học các thao tác khám cho đúng và làm bệnh án cho chuẩn (Y2 quan trọng phần này) để đi thực tập lâm sàng.
+ Học bài ( nói chug học trường này là cái gì cũng xác định phải học bài không nói đến những bạn luyện đề qua môn nha  ), biết triệu chứng này gặp trong bệnh nào ( ngược lại với Bệnh học ).
+ Đọc nhiều sách để biết định nghĩa, đặc điểm, cơ chế, nguyên nhân của triệu chứng vì thi lý thuyết và thi vấn đáp lâm sàng sẽ bị hỏi nhiều. Chú ý những cái định nghĩa nhé, ví dụ hỏi "Tím là gì?" thì cũng hết mười mấy trang nói về nó rồi @@
+ Tham khảo nhiều kênh "nghe-nhìn" (Youtube...) để khi "làm" càng ít sai càng tốt.
+ Nếu các bạn học vững môn này thì khi đi lâm sàng sẽ rất tự tin, và cũng sẽ tìm thấy niềm ham thích học Y của mình khi dần dần hình thành được khả năng chẩn đoán ( "A ông này đau như vầy thì chắc là cơn đau thắt ngực điển hình kiểu mạch vành" bla bla bla ).
+ Chắc chắn là phải đi học giảng đường nhé, nhưng có người dạy hay, có người dạy ... nên các bạn nên tập "nhạy bén lâm sàng" mà đi ra cho đỡ mất thời gian 
- Thi: khó, cực khó, 70 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn. Nội dung chủ yếu trong sách nhưng thường sẽ là những kiến thức khó nhớ hoặc dễ bị bỏ sót. Rớt nhiều, điểm thấp. Không có câu hỏi hình ảnh. Câu hỏi lâm sàng nhiều và dễ bị gài. Các nội dung về huyết học, thần kinh, cơ xương khớp có ra nhưng ít, những chương khác ra đều với độ khó ngang nhau. Có ra 1 vài câu hỏi ở ngoài trong sách không có ( được dạy lúc học lâm sàng  ). Thường thì bạn sẽ thấy tim mạch khó nuốt nhất (vì nó chiếm 1/3 quyển sách rồi).
9. Phôi
- Hệ số: 2.
- Tài liệu: sách bộ môn (nên mua gốc) và ppt thầy cô cho.
- Cách học: tương tự Mô nhưng khó hiểu hơn nhiều vì phải tưởng tượng nhiều. Môn này giống như môn Sử, tới ngày thứ mấy thì cái gì xảy ra bla bla ... nên rất dài và dễ lộn. Muốn dễ hiểu và dễ nhớ hơn thì có thể tham khảo Youtube, chắc chắn bạn xem sẽ hiểu, nhưng vấn đề là toàn tiếng Anh, nên muốn hiểu thì phải chịu khó dò từ tiếng Anh khá mệt. Vẫn kiểu ai dạy thế nào ra thi thế nấy => nên đi học giảng đường. Nắm vững môn này sẽ giúp ích nhiều cho môn Sản và Nhi sau này.
- Thi: 60 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn. Khó, dễ rớt, điểm thấp. Câu hỏi hình ảnh nhiều. Bạn nào học bài kỹ sẽ đậu nhưng điểm không cao, không học thì xác định vé lượt về nhé 
10. Miễn dịch
- Hệ số: 2.
- Tài liệu: trường mình chưa xuất bản sách nên chủ yếu học theo ppt thầy cô cho. Tham khảo thêm sách YD vì viết rõ ràng dễ hiểu (nhưng rất dài).
- Cách học: nên đi nghe giảng vì số tiết cũng không nhiều lắm, không có sách và ai dạy cho ra đề phần đó nên lúc thi sẽ ra nhiều những phần nhấn mạnh trong lúc giảng và trong ppt. Tuy nhiên học khá mệt và buồn ngủ. Kiến thức miễn dịch cũng khá quan trọng và cần thiết, nếu nắm vững thì cơ chế các bệnh Nhiễm và bệnh tự miễn bạn sẽ dễ nắm hơn. Nên luyện đề để biết cách hỏi thi.
- Thi: trắc nghiệm 100 câu 4 lựa chọn, ra thi nhiều trong ppt và nội dung lúc giảng. Không hiểu sao môn này các bạn cúp rất nhiều mà điểm vẫn rất cao, trong khi ra đề trùng ít => điểm ảo tung chảo 
11. LT TCH Ngoại
- Hệ số: 2.
- Tài liệu: vẫn là 1 chuyên ngành lớn nên tài liệu bao la. Tài liệu nào cũng hay, cũng bổ ích, vẫn là khuyên các bạn nên đọc sách của YD, YHN, tham khảo Bệnh học Y3, và có thể đọc thêm Phẫu thuật thực hành, Ngoại khoa lâm sàng Gia Định...
- Cách học: cũng rất dài nên mình chỉ nói điểm chính:
+ Sách bán ở thư quán là sách rất xưa cũ của trường mình, các thầy cô biên soạn sách không còn dạy nữa, không cho đề nên chủ yếu là học theo ppt thầy cô đứng lớp cho vì sẽ ra nhiều trong ppt. Ngoài ra phải tham khảo nhiều sách, nhất là sách YD, vì sẽ hỏi nhiều vấn đề nằm ngoài chương trình.
+ Cách khám và bệnh án của Ngoại khá khác Nội nên các bạn nhớ chú ý.
+ Học bài biết triệu chứng này gặp trong bệnh nào.
+ Vẫn chú ý định nghĩa, đặc điểm, cơ chế, nguyên nhân của triệu chứng để thi lý thuyết và vấn đáp. Biết các nguyên tắc phẫu thuật cơ bản.
+ Tham khảo nhiều kênh "nghe-nhìn" ( ví dụ kênh Youtube của thầy Lê Hùng ).
+ Học bài kỹ sẽ giúp các bạn vững vàng tinh thần khi đi trực cấp cứu, khi đối phó với các tình huống bất ngờ, các nguyên tắc cần tuân thủ tuyệt đối trong ngoại khoa, giúp các bạn nhạy bén lâm sàng ( nhưng không phải kiểu "đau hố chậu phải là viêm ruột thừa" nhé  ).
+ Chắc chắn là phải đi học giảng đường rồi.
- Thi: 100 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn. Câu hỏi định nghĩa và lâm sàng, câu hỏi ở ngoài chương trình nhiều. Không hiểu sao năm mình cho Bệnh học rất nhiều, nhất là bệnh của hậu môn, thoát vị, viêm túi mật. Đọc mà xanh cả mặt => khẳng định 1 lần nữa sự cần thiết học Bệnh học. Điểm rất cao, rớt rất ít ( chắc là bộ môn vớt  ).
12. Skillslab
- Hệ số: 2.
- Tài liệu: sách bộ môn (photo sẵn) bán ở thư quán (bộ môn không in sách mới) và ppt thầy cô cho.
- Cách học: tuy hệ số thấp nhưng đây là môn mình thấy hữu ích nhất. Các bạn sẽ được học cách khám tuần tự, bài bản và tổng quát từng vùng, từng hệ. Những kỹ năng khám này giúp ích cho các bạn nắm cách khám của TCH Nội và Ngoại dễ dàng hơn, cũng như giúp các bạn có nền tảng vững về thao tác lâm sàng. Sách của bộ môn cũng là nguồn tham khảo nhanh chóng về các bước khám khi đi thực tập tại bệnh viện. Ngoài ra các bạn sẽ học được cách đọc ECG cơ bản và X quang cơ bản (mỗi cái chỉ học 1 bữa nhưng cũng học đc nhiều). Đây là môn nặng về thực hành nên tất nhiên phải đi học đầy đủ, có điểm danh (thật ra cúp cũng được nhưng mình thấy các bạn nên đi học). Tuy vậy, Skills chỉ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát thôi, nên những thao tác khám tỉ mỉ hơn của TCH Nội Ngoại cũng phải học kĩ nha.
- Thi: trắc nghiệm 100 câu 4 lựa chọn, đề không quá khó nhưng cũng cho nhiều ngóc ngách bí hiểm nên điểm tạm ổn chứ không cao lắm. Rớt LT ít. Các bạn cũng phải làm clip quay lại các thao tác thăm khám theo từng đề nộp cho bộ môn. Điểm clip tính chung cho cả tổ và thường điểm clip không cao. Thời gian quay khá gấp gáp, và thường gặp rắc rối vấn đề mượn phòng. Nên mình khuyên các bạn nên tập quay cho thuần thục, mượn được phòng thì quay chính thức luôn để không phải bị động khi không mượn được hoặc là chiếm phòng ảnh hưởng nhóm khác ( nói v thôi chứ thế nào cũng như cũ à  ). Tỉ lệ điểm LT/clip là 6/4.
13. Y học cổ truyền
- Hệ số: 2.
- Tài liệu: cuốn giáo trình mua ở thư quán và ppt thầy cô cho.
- Cách học: môn này rất dễ, học cũng chỉ cho có, cưỡi ngựa xem hoa nên cũng không cần quan trọng lắm. Không nên đi học giảng đường vì đi cũng như không. Môn này thuần túy học bài không cần hiểu ( có muốn hiểu cũng không được  ), nên bạn nào chịu khó ôm mấy cái đường kinh với mấy cái huyệt đảm bảo ngon ăn. Đi thực tập thì như đi chơi ) Rất là bệnh  Tùy GV đứng lớp mà có chương trình học khác nhau, nhưng đại khái là học múa Thái cực quyền, dưỡng sinh, mát xa hít thở bla bla bla ở Nhà thi đấu Phú Thọ. T3 học thì T5 thi, T6 giải trí  . Nói chung không biết nói gì vs cái dzụ thực tập này 
- Thi: trắc nghiệm 40 câu 4 lựa chọn trên máy tính, rất dễ, vì "thầy thuốc là người đi tu giữa cõi đời" và "chữa bệnh là việc của trời đất" nên khi thi ai cũng thành thánh nhân, điểm cao vời vợi. Có tính điểm thực tập  Cho nên việc mấy bạn có 10 điểm hay không là hên xui 
14. Đi thực tập lâm sàng Nội Ngoại ở các bệnh viện:
Đây là một mảng rất lớn và có đặc thù riêng ở từng BV, nhiều cái không thể nói công khai trên cfs được, nên các bạn tham khảo thêm ở các bạn Y trên nha 
Chắc chắn các bạn sẽ có nhiều bỡ ngỡ khi tiếp xúc BN, khám bệnh, làm các thủ thuật và trực cấp cứu đấy 
15. Các vấn đề khác:
Vậy là các bạn cũng đã trải qua 1 năm Y1 cũng đầy thử thách và gian nan nhỉ? Chắc chắn lên Y2 các bạn sẽ nhận ra rằng Y1 rất rảnh và chả thấm gì với Y2. Nói chung khối lượng việc học Y như là đồ thị hình chuông vậy. Các bạn chỉ mới bắt đầu thôi nhưng chắc chắn đã thấm được nhiều thứ, nhận ra nhiều điều, về đam mê, về kiến thức, về ước mơ, về con người, về bạn bè, về cuộc sống. Dần dần bạn làm quen với mọi thứ và sẽ hòa tan vào dòng người ngày ngày vào trường rồi ra khỏi trường với khuôn mặt đờ đẫn Quan trọng là việc bạn biết mình là ai và mình đang ở đâu. Đây là năm bản lề để bạn khắc phục những điểm yếu của bản thân ở Y1 và chuẩn bị hành trang đối đầu với 2 năm Y3 Y4 địa ngục sắp tới.
Năm ngoái mình đã khuyên các bạn nên tập trung, không nên lan man. Tuy nhiên, Y2 là lúc để các bạn làm quen với cách học mới, đó là đọc thật nhiều sách tham khảo. Ban đầu mình rất ngại, vì sợ bạn bè "lên án", cho rằng làm màu, học PNT chưa xong mà đua đòi đọc YD và YHN. Nhưng thật ra tụi nó đọc còn gấp 10 lần mình  Chắc chắn bạn phải đọc thật nhiều, vì không đọc, bạn sẽ trở nên tụt hậu và thiếu hụt kiến thức trầm trọng. Những kiến thức ấy sẽ bổ sung, cũng cố cho nhau. Thật ra mức độ đọc dễ hiểu của các trường là YHN > YD > YPNT, còn độ dài thì ngược lại  Nhất là khi đi thực tập, các bạn sẽ nhận thấy những kiến thức các bạn đọc sách tham khảo sẽ rất cần thiết và hợp ý thầy cô 
Ngoài ra, những bạn nào có vốn tiếng Anh khá, mình khuyên các bạn cũng nên tập làm quen đọc sách tiếng Anh. Có thể không cần đọc nhiều, nhưng chắc chắn bạn sẽ nhận ra nghệ thuật viết sách nước ngoài, đặc biệt là về Medicine của họ quả là siêu đẳng.
Đây là một vài cuốn sách tham khảo mình khuyên các bạn nên đọc:
- Triệu chứng học và Bệnh học Nội Ngoại khoa ĐHYDTPHCM.
- Nội Ngoại khoa cơ sở ĐHYHN.
- Ngoại khoa lâm sàng Gia Định.
- Nội cơ sở (sổ tay lâm sàng do Y5 YD biên soạn có bán ở thư quán).
- DeGowin's Clinical Examination.
- Bate's Guide to Physical Examination.
- Costanzo Physiology Cases and Problems.
- Netter's Essential Histology.
Tất nhiên chỉ có siêu nhân mới đọc hết cái đống này  Mình chỉ giới thiệu vậy thôi chứ mình cũng chỉ đọc những cuốn sách tiếng Việt ở trên ( mà hầu như hơn nửa khối Y2 năm mình cũng tu hết mấy cuốn đó rồi  ), còn mấy cuốn tiếng Anh thắc mắc chỗ nào thì mình có xem qua. Những cuốn tiếng Anh ở dưới là những cuốn kinh điển, được giới thiệu rất nhiều, dành cho bạn nào đam mê và có khả năng ( còn nhiều cuốn kinh điển hơn như Washington, Harrison, Guyton, Zollinger... nhưng mình thấy khả năng Y2 không thể đọc những cuốn trời ơi như vậy  ). Sách tiếng Việt thì phải mua, còn sách tiếng Anh thì tha hồ down chùa nha mấy bạn 
16. Tóm tắt:
- Có nhiều môn nên đi học giảng đường và có những môn không.
- Chủ yếu nội dung thi thường nằm trong ppt và trong lời nói Au Ag của thầy cô 
- Chỉ muốn đậu và chấp nhận rủi ro rớt? => Luyện đề; Không muốn rớt? => Học bài; Muốn đậu cao? => Học bài và luyện đề như trâu như bò.
- Không muốn tụt hậu? => Đọc sách tham khảo của YD và YHN.
- Chuyển sang thi máy nên khó lòng mà luyện đề => Chân thành khuyên các bạn đổi cách học 
- Chấp nhận số trời học tài thi phận vì nhiều môn có học cũng rớt như chơi 
- Đây là những chia sẻ của 1 SV bình thường , học hành bình thường, địa vị bình thường và có rớt 01 môn trong 1 xã hội Y2 toàn thần thánh giáng trần  ần bờ líp vơ bồ  Đây là những kinh nghiệm cúp học của 1 SV chăm chỉ đáng thương tội nghiệp đi học đầy đủ và nhận ra rằng nên cúp  Nên mọi thông tin chỉ có tính chất tham khảo 
------------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: PTN Confression 2014
[/tintuc]

0 nhận xét trên - Kinh nghiệm học tập dành cho sinh viên Y2


SẢN PHẨM LIÊN QUAN: